Tin Hot: Theo thông tin sanphamcokhi.net vừa mới nhận được tại tỉnh Quảng Bình.
Vừa gánh nước ở con suối đầu nguồn về, ông Hồ Văn Phần than thở: “Cuốc bộ hơn 2 km lên rừng gánh nước suối, mệt lắm chú ơi…!”.
Ông Phần cho biết từ nhiều năm nay, 85 hộ dân với gần 400 nhân khẩu ở bản Khe Ngát, thị trấn Nông trường Việt Trung (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) phải lên rừng gánh nước suối về nấu ăn, còn tắm giặt thì dùng tạm nước ao hồ. Vào mùa nắng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên 41-42 độ C, các khe suối khô cạn, nhiều người chung tiền để đào giếng nhưng giếng đào cũng không có nước. “Vài ngày, giếng rỉ ra được tí nước, chỉ đủ để vo gạo. Còn các con suối mà dân bản thường sử dụng cũng không an toàn vì gần các vườn cao su của thị trấn, có nhiều loại hóa chất, thuốc trừ sâu thải ra. Đã có khoảng 20 người dân của bản Khe Ngát chết vì ung thư và hàng chục người mắc chứng bệnh về đường ruột” – bà Hồ Thị Nung nói.
Khổ Khi Thiếu Nước Sạch
Theo tìm hiểu của chúng tôi, năm 2006, Ban Dân tộc miền núi tỉnh Quảng Bình đã đầu tư xây dựng 2 bể chứa nước sạch với tổng kinh phí gần 1 tỉ đồng. Thế nhưng, 2 bể nước sạch trên được xây dựng xa khu vực dân bản sinh sống; muốn sử dụng, bà con phải cuốc bộ xuống núi, địa hình lại đồi dốc nên người dân thấy cực, không dùng nữa. Sau một thời gian bỏ hoang, bể chứa nước sạch xuống cấp nghiêm trọng, hệ thống ống dẫn bị hoen gỉ, một số đoạn đứt gãy, nước dẫn về có mùi hôi. Người dân nhiều lần kiến nghị chính quyền địa phương xem xét hỗ trợ đào giếng khoan tại khu vực dân cư để người dân dễ dàng tiếp cận nước sạch nhưng chưa được giải quyết.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đức Trường, Chủ tịch UBND thị trấn Nông trường Việt Trung, cho biết chính quyền đang xem xét lấy nguồn kinh phí tôn tạo công trình nước sạch để đào vài giếng khoan ở ngay trung tâm của bản, đáp ứng nguyện vọng của người dân
Xem Thêm: cách lắp đồng hồ đo lưu lượng nước
Nguồn: internet